LỜI NGỎ
Xin chào các bạn sinh viên ĐHCN Việt – Hung, Tôi là LÊ THẾ ANH ,tôi đã từng là sinh viên như các bạn, khi chúng tôi còn học ở trường chúng tôi rất ít có cơ hội được tiếp xúc với các tài liệu chuẩn về CNTT tại thư viện vì phần lớn các tài liệu đó đều đã cũ hoặc chưa cập nhật. Trong quá trình sống và làm việc tại các công ty về CNTT tại Việt Nam tôi hiểu được rằng việc sinh viên tếp xúc sớm với những kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho cả quá trình học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Qua đó giúp sinh viên có những hành trang tốt cho cuộc sống và công việc sau này.
Cuốn sách này là tư liệu thu tập từ nhiều nguồn khác nhau do đó không thể tránh khỏi sai sót rất mong được sự đóng góp từ quý bạn đọc.
Tài liệu tham khảo: http://write.flossmanuals.net/data/messages/afzalkhalil/ccna_studyguide.pdf
Bản đầy đủ : Tiếng Việt : https://drive.google.com/open?id=1mJIlRf2vCJxCjxpMFuOidb9DrcFgvj0_
Tiếng Anh - https://drive.google.com/open?id=1cOKpc2D3GoZEMVBKQaz_8zNt1n6PTtAh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1: WAN VÀ ROUTER 5
GIỚI THIỆU 13
1.1. WAN 13
1.1.1. Giới thiệu về WAN 13
1.1.2. Giới thiệu về router trong mạng WAN 15
1.1.3. Router LAN và WAN 17
1.1.4. Vai trò của router trong mạng WAN 19
1.1.5. Các bài thực hành mô phỏng 21
1.2. Router 21
1.2.1. Các thành phần bên trong router 21
1.2.2. Đặc điểm vật lý của router 24
1.2.3. Các loại kết nối bên ngoài của router 25
1.2.4. Kết nối vào cổng quản lý trên router 25
1.2.5. Thiết lập kết nối vào cổng console 26
1.2.6. Thực hiện kết nối với cổng LAN 28
1.2.7. Thực hiện kết nối với cổng WAN 29
TỔNG KẾT 31
4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ROUTER 33
GIỚI THIỆU 33
2.1. Phần mềm hệ điều hành Cisco IOS 33
2.1.1. Mục đích của phần mềm Cisco IOS 33
2.1.2. Giao diện người dùng của router 33
2.1.3. Các chế độ cấu hình router 34
2.1.4. Các đặc điểm của phần mềm Cisco IOS 35
2.1.5. Hoạt động của phần mềm Cisco IOS 38
2.2. Bắt đầu với router 40
2.2.1. Khởi động router 40
2.2.2. Đèn LED báo hiệu trên router 42
2.2.3. Khảo sát quá trình khởi động router 43
2.2.4. Thiết lập phiên kết nối bằng HyperTerminal 45
2.2.5. Truy cập vào router 45
2.2.6. Phím trợ giúp trong router CLI 46
2.2.7. Mở rộng thêm về cách viết câu lệnh 48
2.2.8. Gọi lại các lệnh đã sử dụng 49
2.2.9. Xử lý lỗi câu lệnh 50
2.2.10. Lệnh show version 51
TỔNG KẾT CHƯƠNG 52
5
CHƯƠNG 3: CẤU HÌNH ROUTER 53
GIỚI THIỆU 53
3.1. Cấu hình router 54
3.1.1. Chế độ giao tiếp dòng lệnh CLI 54
3.1.2. Đặt tên cho router 55
3.1.3. Đặt mật mã cho router 55
3.1.4. Kiểm tra bằng các lệnh show 56
3.1.5. Cấu hình cổng serial 58
3.1.6. Thêm bớt, dịch chuyển và thay đổi tập tin cấu hình 59
3.1.7. Cấu hình cổng Ethernet 60
3.2. Hoàn chỉnh cấu hình router 61
3.2.1. Tầm quan trọng của việc chuẩn hoá tập tin cấu hình 61
3.2.2. Câu chú thích cho các cổng giao tiếp 61
3.2.3. Cấu hình câu chú thích cho cổng giao tiếp 62
3.2.4. Thông điệp đăng nhập 63
3.2.5. Cấu hình thông điệp đăng nhập (MOTD) 63
3.2.6. Phân giải tên máy 64
3.2.7. Cấu hình bằng host 65
3.2.8. Lập hồ sơ và lưu dự phòng tập tin cấu hình 65
3.2.9. Cắt, dán và chỉnh sửa tập tin cấu hình 66
6
TỔNG KẾT CHƯƠNG 67
CHƯƠNG 4: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ CÁC THIẾT BỊ KHÁC 69
GIỞI THIỆU 69
4.1. Kết nối và khám phá các thiết bị lân cận 70
4.1.1. Giới thiệu về CDP 70
4.1.2. Thông tin thu nhân được từ CDP 71
4.1.3. Chạy CDP, kiểm tra và ghi nhận các thông tin CDP 72
4.1.4. Xây dựng bản đồ mạng 76
4.1.5. Tắt CDP 76
4.1.6. Xử lý sự cố của CDP 77
4.2. Thu thập thông tin về các thiết bị ở xa 77
4.2.1. Telnet 77
4.2.2. Thiết lập và kiểm tra quá trình khởi động router 78
4.2.3. Ngắt, tạm ngưng phiên Telnet 79
4.2.4. Mở rộng thêm về hoạt động Telnet 80
4.2.5. Các lệnh kiểm tra kết nối khác 81
4.2.6. Xử lý sự cố về địa chỉ IP 84
TỔNG KẾT 84
CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ PHẦN MỀM CISCO IOS 85
GIỚI THIỆU 85
5.1. Khảo sát và kiểm tra hoạt động router 86
7
5.1.1. Các giai đoạn khởi động router khi bắt đầu bật điện 86
5.1.2. Thiết bị Cisvo tìm và tải IOS như thế nào 86
5.1.3. Sử dụng lệnh boot system 87
5.1.4. Thanh ghi cấu hình………………………………………............. 88
5.1.5. Xử lý sự cố khi khởi động IOS………………………… 89
5.2. Quản lý tập tin hệ thống Cisco………………………… 91
5.2.1. Khái quát về tập tin hệ thốn IOS………………… 91
5.2.2. Quy ước tên IOS………………………......................................... 94
5.2.3. Quản lý tập tin cấu hình bằng TFTP……… 95
5.2.4. Quản lý tập tin cấu hình bằng cách cắt-dán………........................ 99
5.2.5. Quản lý Cisco IOS bằng TFTP……………………… 100
5.2.6. Quản lý IOS bằng Xmodem……………… 103
5.2.7. Biến môi trường……………………………….............................. 105
5.2.8. Kiểm tra tập tin hệ thống……………………………………….... 106
TỔNG KẾT 106
CHƯƠNG 6: ĐỊNH TUYẾN VÀ CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN 107
GIỚI THIỆU …………………………………………….................................. 107
6.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh 108
6.1.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh 108
6.1.2. Hoạt động của định tuyến tĩnh 108
8
6.1.3. Cấu hình đường cố định 110
6.1.4. Cấu hình đường mặc định cho router chuyển gói đi 112
6.1.5. Kiểm tra cấu hình 114
6.1.6. Xử lý sự cố 114
6.2. Tổng quát về định tuyến 116
6.2.1. Giới thiệu về giao thức định tuyến 116
6.2.2. Autonomous system (AS) (Hệ thống tự quản) 117
6.2.3. Mục đích của giao thức định tuyến và hệ thống tự quản 117
6.2.4. Phân loại các giao thức định tuyến 118
6.2.5. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách 118
6.2.6. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết 121
6.3. Tổng quát về giao thức định tuyến 121
6.3.1. Quyết định chọn đường đi 123
6.3.2. Cấu hình định tuyến 123
6.3.3. Các giao thức định tuyến 126
6.3.4. Hệ tự quản, IGP và EGP 128
6.3.5. Trạng thái đường liên kết 130
TỔNG KẾT 132
CHƯƠNG 7: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO VECTOR KHOẢNG CÁCH 133
GIỚI THIỆU 133
9
7.1. Định tuyến theo vector khoảng cách 134
7.1.1. Cập nhật thông tin định tuyến 134
7.1.2. Lỗi định tuyến lặp 135
7.1.3. Định nghĩa giá trị tối đa 136
7.1.4. Tránh định tuyến lặp vòng bằng split horizon 137
7.1.5. Router poisoning 138
7.1.6. Tránh định tuyến lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời 140
7.1.7. Trành lặp vòng với thời gian holddown 140
7.2. RIP 142
7.2.1. Tiến trình của RIP 142
7.2.2. Cấu hình RIP 142
7.2.3. Sử dụng lênh ip classless 144
7.2.4. Những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP 146
7.2.5. Kiểm tra cấu hình RIP 149
7.2.6. Xử lý sự cố về hoạt động cập nhật của RIP 151
7.2.7. Ngăn không cho router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp
153
7.2.8. Chia tải với RIP 154
7.2.9. Chia tải cho nhiều đường 156
7.2.10. Tích hợp đường cố định với RIP 158
10
7.3. IGRP 160
7.3.1. Đặc điểm của IGRP 160
7.3.7. Kiểm tra cấu hình IGPR 171
7.3.8. Xử lý sự cố của IGPR 171
TỔNG KẾT 173
CHƯƠNG 8: THÔNG ĐIỆP ĐIỀU KHIỂN VÀ BÁO LỖI CỦA TCP/IP 175
GIỚI THIỆU 175
8.1. Tổng quát về thông điệp báo lỗi của TCP/IP 176
8.1.1. Giao thức Thông Điệp Điều Khiển Internet (IMCP) 176
8.1.3. Truyền thông điệp IMCP 177
8.1.4. Mạng không đến được 177
8.1.5. Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem địa chỉ đích có đến được hay
không 178
8.1.6. Phát hiện đường dài quá giới hạn 179
8.1.7. Thông điệp echo 180
8.1.8. Thông điệp “Destination Unreachable” 181
8.1.9. Thông báo các loại lỗi khác 182
8.2. Thông điệp điều khiển của TCP/IP 183
8.2.1. Giới thiệu về thông điệp điều khiển 183
8.2.2. Thông điệ ICMP redirect/change request 184
11
8.2.3. Đồng bộ đồng hồ và ước tính thời gian truyền dữ liệu 186
8.2.4. Thông điệp Information request và reply 187
8.2.6. Thông điệp để tìm router 189
8.2.7. Thông điệp Router solicitation 189
8.2.8. Thông điệp báo nghẽn và điều khiển luồng dữ liệu 190
TỔNG KẾT 191
CHƯƠNG 9: CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ SỰ CỐ ROUTER 193
GIỚI THIỆU 193
9.1. Kiểm tra bảng định tuyến 194
9.1.1. Lệnh show ip route 194
9.1.2. Xác định gateway 196
9.1.3. Chọn đường để chuyển gói từ nguồn đến đích 197
9.1.4. Xác định địa lớp 2 và lớp 3 198
9.1.5. Xác định chỉ số tincậy của các con đường 198
9.1.6. Xác định thông số định tuyến 199
9.1.7. Xác định trạm kế tiếp 201
9.1.8. Kiểm tra thông tin định tuyến được cập nhật mới nhất 202
9.1.9. Sử dụng nhiều đường đến cùng một đích 203
9.2. Kiểm tra kết nối mạng 205
9.2.1. Giới thiệu về việc kiểm tra kết nối mạng 205
12
9.2.2. Các bước tiến hành xử lý sự cố 206
9.2.3. Xử lý sự cố theo lớp của mô hình OSI 208
9.2.4. Sử dụng các đèn báo hiệu để tìm sự cố của Lớp 1 209
9.2.5. Sử dụng lệnh ping để xử lý sự cố ở Lớp 3 209
9.2.6. Sử dụng Telnet để xư lý sự cố ở Lớp 7 211
9.3. Tổng quát về quá trình xử lý một số sự cố của router 212
9.3.1. Sử dụng lệnh show interfaces để xử lý sự cố Lớp 1 212
9.3.2. Sử dụng lênh show interfaces để xử lý sự cố Lớp 2 216
9.3.3. Sử dụng lệnh show cdp để xử lý sự cố 217
9.3.4. Sử dụng lệnh traceroute để xử lý sự cố 218
9.3.5. Xử lý các sự cố về định tuyến 219
9.3.6. Sử dụng lênh show controllers serial để xử lý sự cố 222
TỔNG KẾT 225
CHƯƠNG 10: TCP/IP 227
GIỚI THIỆU 227
10.1. Hoạt động của TCP 228
10.1.1 Hoạt động của TCP 228
10.1.2 Quá trình động bộ hay quá trình bắt tay 3 bước 228
10.1.3 Kiểu tấn công từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) 230
10.1.4 Cửa sổ và kích thước cửa sổ 231
13
10.1.6 ACK xác nhận 234
10.2. Tổng quan về port ở lớp vận chuyển . 236
10.2.1. Nhiều cuộc kết nối giữa 2 host 236
10.2.2. Port dành cho các dịch vụ 238
10.2.3. Port dành cho client 240
10.2.4. Chỉ port và các chỉ số port nổi tiếng 240
10.2.5. Ví dụ về trường hợp mở nhiều phiên kết nối giữa 2 host 240
10.2.6. So sánh giữa địa chỉ IP, địa chỉ MAC và số port 241
TỔNG KẾT 241
CHƯƠNG 11: DANH SÁCH KIỂM TRA TRUY CẬP ACLs 243
GIỚI THIỆU 243
11.1 Cơ bản về danh sách kiểm tra truy cập 244
11.1.1 ACLs làm việc như thế nào? 246
11.1.2 Kiểm tra ACLs 254
11.2.1 Danh sách kiểm tra truy cập ACLs 256
11.2.1 ACLs cơ bản 256
11.2.2 ACLs mở rộng 258
11.2.3 ACLs đặt tên 259
11.2.4 Vị trí đặt ACLs 261
11.2.5 Bức tường lửa 262
14
11.2.6 Giới hạn truy cập vào đường vty trên router 263
TỔNG KẾT 265
15
CHƯƠNG 1
WAN VÀ ROUTER
GIỚI THIỆU
Mạng diện rộng (WAN) là màng truyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất lớn. WAN có nhiều đặc điểm quan trọng khác với LAN. Trong chương này, trước tiên các bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể về các kỹ thuật và các giao thức của mạng WAN. Đồng thời trong chương này cũng sẽ giải thích những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa LAN và WAN.
Bên cạnh đó, kiến thức về các thành phần vật lý của router cũng rất quan trọng. Kiến thức này sẽ là nền tảng cho các kỹ năng và kiến thức khác khi bạn cấu hình router và quản trị mạng định tuyến. Trong chương này, các bạn sẽ được khảo sát thành phần vật lý bên trong và bên ngoài của router và các kỹ thiật kết nối với nhiều cổng khác nhau trên router.
Sau khi hoàn tất chương này, các bạn có thể thực hiện các việc sau:
Xác định tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về các chuẩn của WAN.
Giải thích sự khác nhau giữa LAN và WAN, giữa các loại địa chỉ mà mỗi mạng sử dụng.
Mô tả vai trò của router trong WAN.
Xác định các thành phần vật lý bên trong của router và các chức năng tương ứng.
Mô tả các đặc điểm vật lý của router.
Xác định các loại cổng trên router.
Thực hiện các kết nối đến cổng Ethernet, cổng nối tiếp WAN và cổng console trên router.
1.1. WAN
1.1.1 Giới thiệu về WAN
16
WAN là mạngtruyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất rộng lớn như các bang, tỉnh, quốc gia… Các phương tiện truyền dữ liệu trên WAN được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như các công ty điện thoại.
Mạng WAN có một số đặc điểm sau:
WAN dùng để kết nối các thiệt bị ở cách xa nhau bởi những địa lý lớn.
WAN sử dụng dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ, ví dụ như: Regional Bell Operating Conpanies (RBOCs), Sprint, MCI, VPM internet servies, Inc., Altantes.net…
WAN sử dụng nhiều loại liên kết nối tiếp khác nhau.
WAN có một số điểm khác với LAN. Ví dụ như: LAN được sử dụng để kết nối các máy tính đơn lẻ, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị đầu cuối và nhiều loại thiết bị khác trong cung một toà nhà hay một phạm vi địa lý nhỏ. Trong khi đó WAN được sử dụng để kết nối các chi nhánh của mình, nhờ đó mà thông tin được trao đổi dễ dàng giữa các trung tâm.
Mạng WAN hoạt động chủ yếu ở lớp Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu mô hình OSI. WAN kết nối các mạng LAN lại với nhau. Do đó, WAN thực hiện chuyển đổi các gói dữ liệu giữa các router, switch và các mạng LAN mà nó kết nối.
Sau đây là các thiết bị được sử dụng trong WAN:
Router: cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm Internet và các giao tiếp WAN.
Loại switch được sử dụng trong WAN cung cấp kết nối cho hoạt động thông tin liên lạc băng thoại video và dữ liệu.
Modem: bao gồm: giao tiếp với dịch vụ truyền thoại; CSU/DSU (Chanel service units/ Digital service units) để giao tiếp với dịch vụ T1/E1; TA/NT1 (Terminal Adapters /Network Terminal 1) để giao tiếp với dịch vụ ISDN (Integrate Services Digital Network).
Server thông tin liên lạc: tập trung xử lý cuộc gọi của người dùng.
17
Hình 1.1.1: Các thiết bị WAN
Các giao thức ở lớp Liên kết dữ liệu của mạng WAN mô tả về cách thức mà gói dữ liệu được vận chuyển giữa các hệ thống trên một đường truyền dữ liệu. các giao thức này đươc thiết kế cho các dịch vụ chuyển mạch điểm-đến-điểm, đa điểm, đa truy nhập, ví dụ như: FrameRelay.
Các tiêu chuẩn của mạng WAN được định nghĩa và quản lý bởi các tổ chức quốc tế sau:
Liên hiệp viễn thông quốc tế - lĩnh vực tiêu chuẩn viễn thông – ITUT
(International Telecommunication Union-Telecommunication Standardization Sector), trước đây là Uỷ ban cố điện thoại và điện tín quốc tế - CCITT (Consultative Committee for International Telegraph and Telephone).
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn – ISO (International Organization for Standardization).
Tổ chức đặc trách về kỹ thuật Internet – IETF (Internet Engineering Task Force).
Liên hiệp công nghiệp điện tử - EIA (Eletronic Industries Association).
1.1.2 Giới thiệu về router trong mạng WAN
18
Hình 1.1.2
Router là một loại máy tính đặc biệt. Nó cũng có các thành phần cơ bản giống như máy tính: CPU, bộ nhớ, system bus và các cổng giao tiếp. Tuy nhiên router được kết là để thực hiện một số chức năng đặc biệt. Ví dụ: router được thiết kế là để thực hiện một số chức năng đặc biệt. Ví dụ: router kết nối hai hệ thống mạng với nhau và cho phép hai hệ thống này có thể liên lạc với nhau, ngoài ra router còn thực hiện việc chọn lựa đường đi tốt nhất cho dữ liệu.
Cũng giống như máy tính cần phải có hệ điều hành để chạy các trình ứng dụng thì router cũng cần phải có hệ điều hành để chạy các tập tin cấu hình. Tập tin cấu hình chứa các câu lệnh và các thông số để điều khiển luồng dữ liệu ra vào trên router. Đặc biệt là router còn sử dụng giao thức định tuyến để truyền để quyết định chọn đường đi tốt nhất cho các gói dữ liệu. Do đó, tập tin cấu hình cũng chứa các thông tin để cài đặt và chạy các giao thức định tuyến trên router.
Giáo trình này sẽ giải thích rõ cách xây dựng tập tin cấu hình từ các câu lệnh IOS để router có thể thực hiện được các chức năng cơ bản. Lúc ban đầu có thể bạn thấy tập tin cấu hình rất phức tạp nhưng đến cuối giáo trình này bạn sẽ thấy nó dễ hiểu hơn nhiều.
Các thành phần chính bên trong router bao gồm: bộ nhớ RAM, NVRAM, bộ nhớ flash, ROM và các cổng giao tiếp.
RAM, hay còn gọi là RAM động (DRAM- Dynamic RAM) có các đặc điểm và chức năng như sau
Lưu bảng định tuyến.
19
Lưu bảng ARP.
Có vùng bộ nhớ chuyển mạch nhanh.
Cung cấp vùng nhớ đệm cho các gói dữ liệu
Duy trì hàng đợi cho các gói dữ liệu.
Cung cấp bộ nhớ tạm thời cho tập tin cấu hình của router khi router đang hoạt động.
Thông tin trên RAM sẽ bị xoá mất khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
Đặc điểm và chức năng của NVRAM:
Lưu giữ tập tin cấu hình khởi động của router.
Nội dung của NVRAM vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
Đặc đ i ểm và chức năng của bộ nhớ flash:
Lưu hệ điều hành IOS.
Có thể cập nhật phần mềm lưu trong Flash mà không cần thay đổi chip trên bộ xử lý.
Nội dung của Flash vẫn được lưu giữ khi router khởi động lại hoặc bị tắt điện.
Ta có thể lưu nhiều phiên bản khác nhau của phần mềm IOS trong Flash.
Flash là loại ROM xoá và lập trình được (EPROM).
Đặc điểm và chức năng của các cổng giao tiếp:
Kết nối router vào hệ thống mạng để nhận và chuyển gói dữ liệu.
Các cổng có thể gắn trực tiếp trên mainboard hoặc là dưới dạng card rời.
1.1.3 Router LAN và WAN
20
Hình 1.1.3a: Phân đoạn mạng LAN với router
Router vừa được sử dụng để phân đoạn mạng LAN vừa là thiết bị chính trong mạng WAN. Do đó, tên router có cả cổng giao tiếp LAN và WAN. Thực chất là các kỹ thuật WAN được sử dụng để kết nối các router, router này giao tiếp với router khác qua đường liên kết WAN. Router là thiết bị xương sống của mạng Intranet lớn và mạng Internet. Router hoạt động ở Lớp 3 và thực hiện chuyển gói dữ liệu dựa trên địa chỉ mạng. Router có hai chức năng chính là: chọn đường đi tốt nhất và chuyển mạch gói dữ liệu. Để thực hiện chức năng này, mỗi router phải xây dựng một bảng định tuyến và thực hiện trao đổi thông tin định tuyến với nhau.
Hình 1.1.3b: Kết nối router bằng các công nghệ WAN
21
Người quản trị mạng có thể duy trì bảng định tuyến bằng cách cấu hình định tuyến tĩnh, nhưng thông thường thi bảng định tuyến được lưu giữ động nhờ các giao thức định tuyến thực hiện trao đổi thông tin mạng giữa các router.
Hình 1.1.3c
Ví dụ: nếu máy tính X muốn thông tin liên lạc với máy tính Y ở một châu lục khác và với máy tính Z ở một vị trí khác nữa trên thế giới, khi đó cần phải có định tuyến để có thể truyền dữ liệu và đồng thời cũng cần phải có các đường dự phòng, thay thế để đảm bảo độ tin cậy. Rất nhiều thiết kế mạng và công nghệ được đưa ra để cho các máy tính như X Y, Z có thể liên lạc với nhau.
Một hệ thống mạng được cấu hình đúng phải có đầy đủ các đặc điểm sau:
Có hệ thống địa chỉ nhất quán từ đầu cuối đến đầu cuối
Cấu trúc địa chỉ phải thể hiện được cấu trúc mạng.
Chọn được đường đi tốt nhất.
Định tuyến động và tĩnh.
Thực hiện chuyển mạch.
1.1.4 Vai trò của router trong mạng WAN
Mạng WAN hoạt động chủ yếu ở lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu. Điều này không có nghĩa là năm lớp còn lại của mô hình OSI không có trong mạng WAN. Điều
|